So sánh điểm khác nhau giữa Thông tư 68/2019/NĐ-CP với các văn bản cũ về quy định hóa đơn điện tử

Đăng bởi VACOM Jsc
12/11/2019

Bộ Tài Chính mới ban hành Thông tư 68/2019/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử. Hầu hết, tất cả các doanh nghiệp đều là đối tượng bắt buộc phải sử dụng. Bên cạnh quan tâm đến Thời hạn áp dụng hóa đơn điện tử thì các doanh nghiệp cũng được biệt quan tâm những điểm mới ở thông tư này. Vậy Thông tư 68/2019/NĐ-CP có điểm khác gì so với với các văn bản cũ về quy định hóa đơn điện tử? Hãy đọc tiếp để VACOM giúp bạn hiểu rõ nhé!

Sự khác nhau về quy định giữa Thông tư 68/2019/NĐ-CP về hóa đơn điện tử với các văn bản cũ

Theo Thông tư 68/2019/NĐ-CP, Bộ Tài Chính đã khẳng định: " Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này". Như vậy việc áp dụng thông tư này rất được quan tâm. Dưới đây là các điểm khác nhau so với văn bản củ, để giúp các bạn tiếp cận nhanh chóng

01. Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Nếu như ở các văn bản củ thì việc đăng ký bạn cần chuẩn bị các hồ sơ: Mẫu hóa đơn, Quyết định áp dụng hóa đơn điện tử, Thông báo phát hành hóa đơn điện tử. Đồng thời phải đợi sau 02 ngày thì doanh nghiệp mới có thể bắt đầu phát hành hóa đơn.

Còn đối với quy định mới, Chỉ cần nộp Tờ khai Đăng ký/Thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo mẫu số 01 ban hành theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP để đăng ký sử dụng HĐĐT với cơ quan thuế. Sau 01 ngày bạn sẽ nhận được thông báo của Cơ quan Thuế Về việc chấp nhận/không chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử cho đơn vị qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

02. Khởi tạo mẫu số hóa đơn

Theo quy định củ thì Mẫu số thường bao gồm 11 ký tự, VD: 01GTKT0/001. Còn với quy định mới sẽ bỏ luôn Mẫu số hóa đơn.

Dưới đây so sánh điểm khác nhau của ký tự mẫu hóa đơn điện tử:

Quy định củ Quy định mới
Ký hiệu hóa đơn bao gồm 06 ký tự (VD: AB/19E)

– 2 ký tự đầu dùng để phân biệt các ký hiệu mẫu hóa đơn
– Tiếp theo ký tự thứ 3 là dấu “/”.
– 2 ký tự tiếp theo thể hiện năm tạo hoá đơn điện tử
– 1 ký tự cuối thể hiện hình thức hoá đơn (Hình thức hóa đơn điện tử được ký hiệu là E)
Ký hiệu hóa đơn bao gồm 07 ký tự (VD: 1K21TAA)

– Ký tự thứ 1: để phân biệt được các loại hóa đơn. 1 là Hóa đơn GTGT, 2 là Hóa đơn BH, là Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử, 4 là hóa đơn khác hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác.
– Ký tự thứ 2 là C: quy định loại có mã của cơ quan thuế hoặc K: loại không có mã của cơ quan thuế.
– Ký tự thứ 3 và 4: năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch.
– Ký tự thứ 5: Thể hiện loại hóa đơn điện tử được dùng với các ký tự: T;D; L;M.
– Ký tự thứ 6 và 7: người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý, trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY.

03. Đánh số hóa đơn điện tử

Quy định củ: Số hóa đơn gồm 7 chữ số từ (0000001 – 9999999)

Quy định mới: Số hóa đơn gồm tối đa 8 chữ số từ 1 – 99999999

04. Xử lý sai sót/điều chỉnh hóa đơn điện tử

Trong quá trình làm việc thì việc sai sót trên hóa đơn điện tử rất thường xảy ra. Nó làm bạn gặp khá nhiều rắc rối trong công việc nếu như không biết đường xử lý.

Tham khảo bài viết: Cách xử lý sai sót với HĐĐT theo thông tư 68 trong từng trường hợp. Để có những cách giải quyết về sai sót. Cũng như sự khác nhau với các văn bản củ mà bạn không nên bỏ qua.

05. Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế

Theo quy định củ

Định kỳ 6 tháng một lần, các tổ chức trung gian cung cấp giải pháp HĐĐT phải gửi Báo cáo về việc truyền hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế(theo mẫu số 3, ban hành kèm thông tư 32/2011/TT-BTC).

Theo quy định Mới, doanh nghiệp có thể chọn 1 trong 2 cách sau:

1/. Gửi Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử theo phụ lục II ban hành theo thông tư 68/2019/TT-BTC để gửi cơ quan thuế cùng với thời gian gửi Tờ khai thuế giá trị gia tăng. Áp dụng với một số lĩnh vực như: Bưu chính viễn thông; Bảo hiểm; Tài chính ngân hàng; Vận tải hàng không.

2/. Chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn: Sau khi lập đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi hóa đơn cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan thuế.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - 

Trên đây là các điểm khác nhau giữa Thông tư 68/2019/NĐ-CP với các văn bản cũ về quy định hóa đơn điện tử. Nếu các bạn đang gặp vướng mắc trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử có thể để liên hệ VACOM để được tư vấn giải pháp tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm hóa đơn điện tử M-INVOICE

CHIA SẺ