Cách xử lý sai sót với HĐĐT theo thông tư 68 trong từng trường hợp

Đăng bởi VACOM Jsc
10/11/2019

Mặc dù chưa đến thời hạn áp dụng hóa đơn điện tử. Nhưng rất nhiều doanh nghiệp đã triển khai sử dụng. Trong quá trình làm việc khách hàng, mình đã từng hỗ trợ rất nhiều khách hàng về các sai sót khi sử dụng hóa đơn điện tử. Hôm nay, VACOM sẽ tổng hợp lại các cách xử lý sai sót với HĐĐT theo thông tư 68.

Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn điện tử khi sai sót

Có rất nhiều sai sót trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử mà khách hàng hay gặp. Có thể kể đến như: sai nội dung, mã số thuế, số tiền. Nếu là ở hóa đơn giấy thì bạn có thể làm biên bản điều chỉnh, hủy hóa đơn xuất lại. Nhưng với hóa đơn điện thử thì cách xử lý sai sót với HĐĐT có chút thay đổi. Dưới đây, mình chia ra thành 02 cách xử lý:

Xem thêm: Thời hạn áp dụng hóa đơn điện tử tại HN và HCM là 31/12/2019

A/ Xử lý hóa đơn điện tử sai sót khi cơ quan Thuế chưa phát hiện

Khi bạn đã phát hiện ra sai sót trước cơ quan Thuế. Bạn cần phải xem xét các trường hợp cụ thể để có cách xử lý đúng.

1. Xử lý hóa đơn điện tử sai sót khi chưa gửi người mua

Trường hợp xử lý hóa đơn điện tử sai sót có mã của cơ quan thuế. Nhưng đã phát hiện chưa gửi cho người mua thì:

  • Người xuất hóa đơn phải thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có sai sót
  • Lập hóa đơn điện tử mới, ký số và ký điện tử gửi lại cơ quan thuế. Nhằm để thay thế hóa đơn đã lập và gửi cho người mua.
  • Cơ quan thuế sẽ thực hiện hủy hóa đơn điện tử có sai sót lưu trên hệ thống.

2. Xử lý hóa đơn điện tử sai sót khi đã gửi người mua

2.1 Trường hợp có sai sót về địa chỉ, tên của người mua hàng. Nhưng không sai về mã số thuế, các nội dung khác không sai sót

Người bán cần thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót. Đồng thời thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và không phải lập lại hóa đơn.

2.2 Trường hợp có sai về số tiền, về mã số thuế ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế. Hay hàng hóa, mã hàng ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì:

– Người bán và người mua đồng thời lập văn bản thỏa thuận. Trong đó cần ghi rõ sai sót và người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử. Sau đó tiến hành lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót.

– Sau khi nhận được thông báo, cơ quan thuế tiến hành thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.

– Hóa đơn điện tử mới được thay thế hóa đơn điện tử có sai sót cần phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn…số hóa đơn…, ngày… tháng… năm”.

–  Người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót. Sau đó người bán tiến hành gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới.

B/ Xử lý hóa đơn điện tử sai sót khi cơ quan Thuế phát hiện

– Cơ quan thuế sẽ thông báo cho người bán theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP để người bán kiểm tra lại sai sót.

– Trong thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế. Thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có sai sót. Tiến hành lập hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế.

– Nếu trường hợp người bán không thông báo với cơ quan thuế. Thì cơ quan thuế vẫn sẽ tiếp tục thông báo cho người bán về sai sót của hóa đơn đã được cấp mã. Nhằm để người bán thực hiện điều chỉnh hoặc hủy hóa đơn.

Lưu ý khi thực hiện xử lý sai sót với HĐĐT

Các bạn hãy lưu ý Hóa đơn điện tử đã hủy không có giá trị sử dụng. Thế nhưng vẫn cần được lưu trữ để phục vụ tra cứu của đơn vị, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.

Có thể thấy, so với cách xử lý tại các văn bản hiện tại. Thì quy định về Cách xử lý sai sót với HĐĐT có những thay đổi rất rõ. Để nhằm tạo sự thuận lợi trong kê khai và quản lý cho doanh nghiệp. Hi vọng rằng bài viết sẽ giúp kế toán sử dụng hóa đơn điện tử một cách hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm hóa đơn điện tử M-INVOICE

CHIA SẺ